TIN TỨC
Cách phân biệt các nhóm thép không gỉ (inox) phổ biến hiện nay
Thép không gỉ (inox) là một trong những vật liệu xây dựng, trang trí, chế tạo phổ biến hiện nay. Chúng được phân ra thành nhiều nhóm như 2xx, 3xx và 4xx. Mỗi nhóm có thành phần hóa học, tính chất cũng như cách phân biệt riêng. Mời bạn đọc bài viết sau đây để tìm hiểu về 3 nhóm thép không gỉ này nhé!
Lịch sử ra đời của thép không gỉ
Năm 1913, một chuyên gia về thép người Anh là ông Harry Brearley đã tìm tòi và sáng chế ra một loại thép mới với rất nhiều ưu điểm nổi trội như có khả năng chống ăn mòn tốt, độ bền cao bằng cách giảm hàm lượng Carbon xuống (0.24%) và thêm vào 12.8% Crom vào thép. Sau đó, hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục nghiên cứu và phát triển loại thép đặc biệt này bằng việc thêm thành phần Niken để giúp gia tăng sự bền bỉ, đồng thời giúp thép dẻo dai, dễ dàng cho các kỹ thuật gia công. Đây chính là loại thép không gỉ đầu tiên trên Thế giới. Dựa vào loại thép này mà 2 mác thép 400 và 300 đã được ra đời trước Chiến tranh Thế giới lần 1 (1914 – 1918).
Những năm 20 của thế kỷ XX, chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển một loại thép không gỉ mới với tỷ lệ 8% Niken và 18% Crom. Đây chính là mác inox phổ biến nhất Thế giới hiện nay (304) và được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống.
Đến nay, hơn 100 năm từ ngày ông Harry Brearley phát minh là loại thép không gỉ đầu tiên, đã có hơn 100 mác thép được nghiên cứu, sản xuất để phục vụ đa dạng các ứng dụng của đời sống: công nghiệp, trang trí, chế tạo máy, đóng tàu, giao thông vận tải, ngành thực phẩm, Y tế,…
Hiện nay, các nhóm mác thép không gỉ có thể kể đến bao gồm:
– 2xx như 201, 202, 204, 205,…
– 3xx như 301, 304, 306, 310, 316,…
– 4xx gồm 409, 410, 430..
Trong các mác inox trên thì inox 201, inox 304, inox 316 và inox 430 là các loại inox phổ biến, có nhiều ứng dụng cho cuộc sống sản xuất, trang trí, xây dựng hàng ngày. Mỗi mác inox trên có các đặc tính chống gỉ, chống ăn mòn, độ bền khác nhau tùy thuộc vào thành phần cấu tạo của chúng.
Cách phân biệt các nhóm inox 2xx, 3xx, 4xx
Dựa vào thành phần các nguyên tố cũng như tính chất, chúng ta chia chúng thành 4 nhóm. Dưới đây là cách phân biệt giữa các nhóm này:
– Nhóm Austenitic (nhóm inox 3xx như 301, 304, 312, 316…): Đây là loại inox có hàm lượng Crom cao, từ 16% trở lên, hàm lượng Niken tối thiểu là 7% và tối đa 0,08% Carbon. Chính vì vậy, nhóm inox này có khả năng chống ăn mòn vượt trội, không bị nhiễm từ, dẻo dai, dễ uốn cong và hàn. Chúng thường được ứng dụng làm vật liệu trang trí nhà, đồ gia dụng, công nghiệp chế biến thực phẩm,… Nhóm này khi mài, chùm tia lửa mài sẽ có màu vàng cam, số cánh hoa lửa ít, dọc theo các tia lửa có các đốm sáng nhấp nháy.
– Nhóm Ferritic (nhóm inox 4xx như 409, 410, 430): Loại này có thành phần từ 12% – 17% là Crom. Loại inox này có khả năng chịu ăn mòn không cao bằng nhóm 3xx, dễ nhiễm từ và thường được ứng dụng làm nồi, chảo bếp từ, máy giặt,… Khi mài, tia và hoa lửa có màu cam sẫm, phần cuối tia nở thành hình bông hoa.
– Nhóm Duplex (nhóm inox 2xx gồm các mác inox 201, 205, 204,…): Loại inox này có độ mềm cao dẻo dai, dễ gia công và được ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất giấy, xi măng,… Nhóm này có độ cứng hơn nhưng khả năng chống ăn mòn không được đánh giá cao như nhóm 3xx. Khi mài, chùm tia có màu vàng cam sáng, tia lửa dày, hoa lửa nhiều cánh hơn so với 3xx.
Phân biệt các nhóm inox bằng tia lửa mài
– Nhóm Martensitic: Nhóm này chứa từ 11 – 13% Crom, có độ cứng cao, chịu lực tốt nên thường được ứng dụng trong sản xuất lưỡi dao, kéo, cánh quay tuabin.Bài viết đã giúp bạn phân biệt các nhóm inox phổ biến hiện nay một cách chi tiết. Nếu bạn đang có thắc mắc cần được giải đáp hoặc muốn tư vấn các vấn đề khác, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ Inox Gia Anh để được hỗ trợ nhé!
Ban thấy bài viết này thế nào?
Kém * Bình thường ** Hứa hẹn *** Tốt **** Rất tốt *****