TIN TỨC
INOX CÓ BỊ GỈ HAY ĂN MÒN KHÔNG? CÁC DẠNG ĂN MÒN CỦA INOX LÀ GÌ?
Inox còn được gọi là thép không gỉ. Đặc điểm nổi bật, vượt trội của loại vật liệu này là có khả năng chống ăn mòn, gỉ sét rất hiệu quả. Vậy có phải nox sẽ không bao giờ bị gỉ hay không? Các dạng ăn mòn của inox là gì? Nếu bạn đang có thắc mắc như trên thì đừng bỏ qua thông tin giải đáp chi tiết dưới đây nhé!
Inox có bị gỉ hay ăn mòn không?
Inox là vật liệu có khả năng chống oxy hóa rất tốt, đặc biệt là các mác inox như inox 304, inox 316,… Điều này là do hàm lượng Crom, Niken, Molypden,… của loại inox này cao, giúp tạo ra lớp vỏ bảo vệ vững chắc, tránh được các tác nhân gây hại từ môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, một số mác inox như inox 430, 201,… có chất lượng kém hơn có thể bị ăn mòn nếu tiếp xúc với các chất gây hại như clorua (muối biển), axit,…
Các dạng ăn mòn của inox
Như đã nói ở trên, trong một số trường hợp đặc biệt, inox có thể bị ăn mòn, gỉ sét. Dưới đây là một số dạng ăn mòn thường gặp của inox:
Rỗ ăn mòn
Đây là dạng ăn mòn phổ biến nhất, chúng gây nên các chấm li ti màu nâu sẫm trên bề mặt inox. Lâu dần, các chấm này có thể lan rộng, làm mất đi sự sáng bóng, làm bong lớp bảo vệ bề mặt inox, khiến vật liệu giảm độ bền. Nguyên nhân của hiện tượng ăn mòn này đến từ sự tiếp xúc của inox với clorua như muối biển hoặc môi trường có chứa axit và có nhiệt độ cao. Do đó, nếu cần sử dụng sản phẩm inox trong các môi trường nêu trên, bạn nên chọn loại inox có hàm lượng Crom, Molypden cao như inox 304, inox 316.
Ăn mòn kẽ hở
Dạng ăn mòn này thường xảy ra trong các khu vực sắc cạnh hoặc không được bảo vệ như xung quanh bu lông, ốc vít. Cơ chế gây nên loại ăn mòn này tương tự như dạng rỗ ở trên, tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn. Do đó, để tránh tình trạng inox bị gỉ sét, oxy hóa thì bạn nên chọn các loại inox chất lượng tốt và đừng quên thường xuyên vệ sinh, làm sạch, đánh bóng lại inox để sản phẩm luôn bền đẹp, tuổi thọ cao.
Ăn mòn điện
Đây là dạng ăn mòn xảy ra khi có các yếu tố sau đây: 2 kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau; có dòng điện chạy qua; xuất hiện chất lỏng dẫn điện. Do đó, để tránh tình trạng này, thợ gia công cần tránh để 2 loại kim loại tiếp xúc với nhau trong quá trình sản xuất, đồng thời loại bỏ các chất điện phân một cách triệt để.
Ăn mòn do chịu lực tác động
Sự ăn mòn này xảy ra khi có sự kết hợp của các yếu tố như ứng suất cơ học, nhiệt độ cao và môi trường thuận lợi. Chúng sẽ tạo thành các vết nứt nhỏ, sau đó lan rộng ra và phá hủy bề mặt cũng như tuổi thọ của inox.
Ăn mòn liên vùng
Sự ăn mòn này xảy ra khi inox tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Khi đó, Crom và Carbon trong inox kết hợp tạo thành các hạt Cacbua Crom dọc theo đường viền hạt trong inox. Tại vùng ven các hạt này, Crom bị mất đi khiến inox dễ bị ăn mòn do mất đi lớp bảo vệ bề mặt.
>> Xem thêm: 5 cách vệ sinh inox hiệu quả
Bài viết đã mang đến cho bạn thông tin giải đáp: inox có bị ăn mòn không và các dạng ăn mòn inox là gì? Hãy tham khảo sự tư vấn của những người có kinh nghiệm để lựa chọn loại inox phù hợp với mục đích sử dụng của bạn nhé. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ Inox Gia Anh để được hỗ trợ.
Ban thấy bài viết này thế nào?
Kém * Bình thường ** Hứa hẹn *** Tốt **** Rất tốt *****